Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 08 – 14/10)

Các tỉnh phía Bắc, rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ tiếp tục gây hại chủ yếu trên các giống nhiễm, trà lúa muộn. Các tỉnh Bắc Trung Bộ, bệnh lùn sọc đen tiếp tục gây hại, có khả năng tăng tại Thanh Hoá…

  1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc

Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ: Tiếp tục gây hại chủ yếu trên các giống nhiễm, trà lúa muộn.

– Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc hại trà lúa trỗ muộn, lúa đặc sản.

– Bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa cấy muộn tại các tỉnh đã xuất hiện bệnh LSĐ.

– Bệnh bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại chủ yếu trên các giống nhiễm, ruộng bón thừa đạm, sau những đợt mưa giông.

– Chuột, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt… tiếp tục hại.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ

– Bệnh lùn sọc đen: tiếp tục gây hại, có khả năng tăng tại Thanh Hoá.

– Rầy nâu, rầy lưng trắng, chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá VK,…tiếp tục phát sinh gây hại ở giai đoạn đòng trỗ đến chín.

Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

– Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, bệnh chết cây… gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa giai đoạn trỗ chín.

– Sâu CLN, sâu đục thân… gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng.

– Bệnh đạo ôn lá và bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ trên lúa Mùa ở Tây Nguyên và Ninh Thuận, Bình Thuận.

– Chuột: Gây hại nhẹ rải rác ở giai đoạn lúa đẻ nhánh.

– OBV: Gây hại nhẹ cục bộ các vùng trũng thấp.

Các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long  

– Rầy nâu: phổ biến tuổi 2-4. Rầy tiếp tục phát triển và tích lũy mật số.

Đối với những vùng chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân sớm khuyến cáo nông dân vệ sinh đồng ruộng, tăng cường bơm rút nước hạn chế thấp nhất ngập úng do mưa và triều cường sau xuống giống, đặc biệt chuẩn bị tốt lượng giống cần thiết để gieo sạ với chất lượng cao nhất.

– Bệnh đạo ôn: tiếp tục phát triển ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Đối với các diện tích lúa đã xuất hiện bệnh cần chủ động phòng trừ, ngưng ngay việc bón đạm, kể cả các loại phân phun qua lá và sử dụng thuốc đặc trị để phun. Riêng những ruộng trồng các giống nhiễm bệnh khuyến cáo nên phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ thấp tho và phun lần 2 khi lúa trỗ đều.

Ngoài ra, cần theo dõi và tổ chức phòng chống tốt đối với OBV ở giai đoạn lúa mới sạ đến sau sạ 15 ngày và những ruộng khó thoát nước; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng.

  1. Trên cây trồng khác

– Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn khả năng tiếp tục gia tăng diện tích gây hại, tập trung các tỉnh Đông nam bộ và Tây Nguyên. Bệnh rệp sáp bột hồng phát sinh phát triển gây hại tại Phú Yên

– Cây rau màu: Sâu tơ, bệnh mốc sương, bệnh xoăn lá cà chua, bệnh sưng rễ… tiếp tục gây hại nhẹ. Cục bộ hại nặng.

– Cây nhãn: bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại.

– Cây thanh long: bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, … tiếp tục gây hại.

– Cây có múi: Bệnh greening, sâu đục quả, sâu vẽ bùa tiếp tục gây hại.

– Cây hồ tiêu: tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm … tiếp tục gây hại.

– Cây điều: bọ xít muỗi và bệnh thán thư gây hại nhẹ.

– Cây dừa: bọ cánh cứng và bọ vòi voi tiếp tục gây hại.

– Cây cà phê: Bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt …tiếp tục gây hại.

– Cây mía: bệnh trắng lá, sâu đục thân… tiếp tục gây hại.

Nguồn: Agrimedia + Cục BVTV