Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14 – 16%

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2023, tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14 – 16%, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA chia sẻ, sự liên kết giữa các phương thức vận tải vẫn còn hạn chế.

Ảnh internet.
Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14 – 16%. Ảnh internet.

Nguyên nhân là do năng lực vận tải thủy còn thấp qua việc vận tải đường thủy nội địa chỉ chiếm tỉ lệ 21,6%; vận tải đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 73%. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển qua hình thức vận tải đường biển chỉ chiếm 5,2%, đường sắt 0,2% và đường hàng không 0,01%. Qua đó, làm cho chi phí logistics tăng cao,  giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Theo VLA, hiện chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 – 17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2023, Việt Nam đứng vị trí thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI – Logistics Performance Index), thuộc nhóm 05 nước đứng đầu ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và cùng vị trí với Philippines. Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14 – 16%, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và hạn chế về năng lực của nhà cung ứng dịch vụ logistics. Hoạt động chuyển đổi số của hầu hết doanh nghiệp logistics cũng ở trong giai đoạn đầu và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14 - 16%. Ảnh internet.
Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14 – 16%. Ảnh internet.

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận định, logistics là ngành dịch vụ có vai trò thiết yếu và đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội. Mặc dù ngành logistics Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ thời gian qua, nhưng các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay xuất nhập khẩu.

Chủ tịch Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận ASEAN (AFFA) Alvin Chua cho biết, AFFA đang ở trong thời điểm đầy thách thức và cơ hội. Trong nhiều năm diễn ra các hội nghị và cuộc họp thường niên, AFFA đã luôn nhất quán và gắn kết chặt chẽ với nhau trong việc theo đuổi và định hướng hướng tới kết nối logistics liền mạch trong ASEAN, đây cũng là chủ đề quan trọng của năm nay.

Theo ông Alvin Chua, chính phủ các nước ASEAN đã đặt việc phát triển dịch vụ logistics – dù là về cơ sở hạ tầng hậu cần hay chiến lược tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại – và tăng cường kết nối nội khối ASEAN là ưu tiên hàng đầu.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) Đào Trọng Khoa thông tin, phát triển bền vững và chuyển đổi số là một trong những lĩnh vực nằm trong xu thế phát triển hiện nay và được AFFA chú trọng, quan tâm.

Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14 - 16%. Ảnh internet.
Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14 – 16%. Ảnh internet.

Phó Chủ tịch Đào Trọng Khoa nhấn mạnh, logistics là một quá trình vận chuyển hàng hóa đi kèm với việc xử lý những luồng thông tin. Chính vì vậy chuyển đổi số sẽ giúp cho các công ty cung cấp dịch vụ logistics có khả năng đảm bảo được luồng thông tin hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí cho quá trình vận chuyển. Ngoài ra, chuyển đổi số cũng góp phần cho quá trình chuyển đổi xanh.

Ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh VLA đang đóng vai trò dẫn dắt trong Ủy ban về phát triển bền vững và chuyển đổi số AFFA. Qua đó, thể hiện sự hội nhập năng động, tích cực và chủ động của VLA.

Tổng Thư ký VLA Nguyễn Duy Minh cho rằng, báo cáo thường niên của đoàn Việt Nam tập trung vào các công tác nổi bật về hợp tác quốc tế, cũng như tạo cơ hội giao thương cho các hội viên. Về hội nhập quốc tế, năm nay, Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị thường niên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) tại Đà Nẵng và nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo FIATA. Qua đó, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và FIATA để phát triển hoạt động logistics cũng như hướng đến cắt giảm chi phí logistics tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Duy Minh cũng nêu rõ Việt Nam coi trọng việc mở rộng thị trường, hợp tác với dự án “Hộ chiếu logistics thế giới” – World logistics passport (WLP) của Chính phủ Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đây là cơ hội tốt để đưa các sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là nông sản, tiếp cận các thị trường mới ở châu Phi và Mỹ Latinh; đồng thời cũng là những kinh nghiệm mà VLA có thể chia sẻ cho các hiệp hội logistics trong ASEAN để các nước cùng nhau phát triển.