Cây óc chó – Vị thuốc chữa bệnh tim mạch hiệu quả

Óc chó có vị ngọt, hơi chát, tính ấm, vào 2 kinh phế, thận, có tác dụng bổ gan thận, mạnh lưng gối, thu liềm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh.

Theo y học cổ truyền

Óc chó có vị ngọt, hơi chát, tính ấm, vào 2 kinh phế, thận, có tác dụng bổ gan thận, mạnh lưng gối, thu liềm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh.

Thành phần hóa học

Nhân hồ đào chiếm chừng một nửa của quả. Nhân quả thu thập ở Califonia chứa protein 14,3 – 20,4%, dầu mỡ 60 – 67%. Nhân quả thu thập ở Ấn Độ chứa protein 15,6%, carbohyđrat 11,0%, chất xơ 2,6%, chất vô cơ 1,8%. Các chất vô cơ là Na 2,7, K 687, Ca 61, Mg 131, Fe 2,35, Cu 0,31, p 510, s 104, C1 23 mg/100g, iod 2,8 |ig/100 g, As, Zn, Co, Mn, khoảng 42% phosphor toàn phần có dưới dạng acid phytic.

Ngoài ra, còn có lecithin.

Nhân còn có globulin, trong đó có cystin 2,18%, tryptophan 2,84%.

Quả chưa chín chứa nhiều acid ascorbic 2 – 2,5% ở quả tươi, 16 – 20% ở quả khô.

Ngoài ra, quả và nhiều bộ phận khác của cây chứa a- hydrojuglon glycosid. Chất này khi bị thủy phân sẽ cho glucose và a – hydrojuglon (1, 4, 5 – trihydroxy naphtalen) và khi bị oxy hóa, cho juglon (5 – hydroxy – 1,4 – naphtoquinon).

Dầu béo trong nhân với tỷ lệ 60 – 70% (Trung dược từ hải II, 1996 ghi 58 – 74%), có màu xanh nhạt hoặc không màu, mùi dễ chịu. Các acid béo có trong dầu là acid palmitic 3 – 7%, acid stearic 0,5 – 3%, acid oleic 9 – 30%, acid linoleic 57 – 76%, acid linolenic 2 – 16%. Dầu được dùng làm dầu ăn, làm xà phòng và trong một số ngành khác.

Khô dầu là thức ăn cho gia súc chứa protein 35,0%, dầu béo 12,2%, carbohydrat 27,6%, chất xơ 6,7%, Ca, p, Fe.

Vỏ quả chứa protein 1,7%, dầu béo 0,7%, carbo- hydrat 31,9%. Ngoài ra, còn có a – hydrojuglon, ß – hydrojuglon, a – hydrojuglon – 4 – glucopyranosidl.

Bột vỏ quả chứa celulose, lignin 28%, furfural 5%, pentosan 9%, methylhydroxylamin 6%, đường và tinh bột 2,5% và được dùng làm nguyên liệu chế băng dính, má phanh, than hoạt…

Lá chứa nhiều acid ascorbic (800 1300 mg/100 g lá xanh) được dùng để chế dịch đậm đặc giàu acid ascorbic, caroten (30 mg/100g lá xanh) và tinh dầu. (The Wealth of India V, 1959).

Vỏ quả, vỏ thân và lá chứa nhiều tanin (vỏ quả 12,23%, vỏ thân 7,51%, lá trưởng thành 9 – 11%) và juglon.

Công dụng của cây óc chó

Hạ huyết áp

Hoạt chất Flavonoid trong óc chó giúp người bệnh hạ huyết áp, giảm áp lực dòng xoáy lên van tim nên giảm bớt gánh nặng cho hệ thống van tim. Dùng óc chó thường xuyên sẽ giảm bớt rủi ro biến chứng khiến hở van nặng hơn.

Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do

Quả óc chó chứa hoạt chất polyphenol và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh và loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân chính gây tổn thương van tim, cơ tim.

Giảm cơn đau thắt ngực

Dùng cây óc chó sẽ giúp giảm bớt đau thắt ngực. Công dụng này là do hoạt chất Flavonoid có trong cây óc chó giúp làm giảm độ nhạy cảm ở hệ thống cảm nhận đau tại não bộ.

Bảo vệ chức năng gan thận

Óc chó giúp làm giảm men gan và tái tạo các đơn vị lọc cầu thận. Từ đó giúp hỗ trợ bảo vệ chức năng gan, thận cho những người bệnh tim mạch phải điều trị thuốc tây dài ngày.

Giảm mỡ máu

Quả óc chó rừng rất giàu Omega 3, có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid trong máu. Từ đó giúp ngăn ngừa hình thành và phát triển xơ vữa động mạch vành, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ hở van tim tiến triển xấu đi.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây óc chó

Chữa người già yếu ho, khó ngủ

Óc chó (bỏ vỏ), hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), gừng tươi, mỗi vị 40 g, giã nát trộn đều, làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi tối trước khi ngủ uống 1 – 2 viên dùng nước gừng chiêu thuốc.

Chữa bệnh hở van tim

Chuẩn bị 9 ngọn cây óc chó, 1 bó nhỏ lá hẹ tươi, 200ml nước sôi để nguội. Cho 9 ngọn cây óc chó giã (xay) cùng 100ml nước, bỏ bã đi chỉ lấy phần nước. Tương tự, giã lá hẹ tươi với 100ml nước và chỉ lấy lại phần nước cốt. Sau đó, phơi hai loại nước này trong đêm, đến 12 giờ thì uống riêng hai loại nước này. Mỗi lần uống cách nhau 30 phút, mỗi tuần thực hiện 2 ngày liền nhau.

Thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối

Nhân hạt óc chó 30 g; bổ cốt chi, đổ trọng mỗi vi 100 g. Giã nhỏ chế thành viên. Mỗi lần uống 5 g ngày 3 lần.

Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, mệt mỏi liêt dương, đái són, đái dắt, tiết tinh

Nhân hạt óc chó 12 g; ba kích 10 g; ích trí nhân ô dược, cẩu tích, mỗi vị 8 g. sắc uống ngày một thang.

Chữa khí hư

Lá óc chó tươi, sao vàng, sắc với nước (50 g lá/1 lít), dùng thụt rửa âm đạo.

Chữa trẻ con chốc đầu

Óc chó (cả vỏ) thiêu tồn tính để nguội, thêm nửa phần khinh phấn, trộn đều, tán nhỏ, hòa với dầu thầu đầu bôi lên chỗ chốc đầu đã rửa sạch bằng nước trầu không hay nước bạch đồng nữ.

Chữa vết thương đau nhức

Nhân hạt óc chó, giã nhỏ hòa với rượu uống, và giã lá tươi hay vỏ quả đắp ngoài.

Chữa hen suyễn ở người cao tuổi và đái ra cát sỏi

Nhân hạt óc chó, giã, nấu cháo ăn thường xuyên.

Lưu ý khi sử dụng cây óc chó làm thuốc

Người bệnh hen suyễn không nên dùng ốc chó. Hoạt chất có trong vỏ của cây óc chó có thể khiến tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh hen suyễn nên cẩn trọng khi sử dụng cây óc chó.

Nếu thấy các biểu hiện như ngứa miệng, ngứa toàn thân, sưng họng, nổi mề đay… bạn cần dừng sử dụng ngay.

Quả óc chó chứa nhiều acid phytic do đó dùng lâu dài có thể làm giảm sự hấp thu các khoáng chất như sắt và kẽm.

Khi điều trị bằng bài thuốc cây óc chó thì cần mất một khoảng thời gian để thuốc có hiệu quả, do đó bạn cần kiên trì.

Để giảm bớt rủi ro tác dụng phụ và đạt được hiệu quả cao hơn, người bệnh hở van tim, bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng những viên uống thảo dược đã có kiểm chứng tại bệnh viện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.